Lâm Bình Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Lâm Bình phát triển du lịch bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế và văn hóa xã hội ở địa phương.

Cán bộ Kiểm lâm tăng cường công tác tuần rừng

Màu xanh của núi rừng

Là huyện vùng sâu, vùng xa, của tỉnh Tuyên Quang, Lâm Bình là một trong những huyện có độ che phủ rừng đạt trên 75%. Thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, hệ động vật, thực vật đa dạng, phong phú. Đặc biệt Lâm Bình đang bảo tồn loài vọc đen má trắng với trên 100 cá thể nằm trong sách đỏ của thế giới cùng với trên vùng lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang rộng trên 8.000 ha. Lòng hồ với nhiều đảo nằm rải rác tạo nên khung cảnh thơ mộng và huyền bí hơn, vào mùa đông khi sương buông phủ mỗi sớm mai, nơi đây còn là nơi sinh sống, nuôi trồng của nhiều loài cá đặc sản, Lâm Bình được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh thắng đẹp. Du khách đến đây được mãn nhãn ngắm nhìn 99 ngọn núi Thượng Lâm huyền thoại, nơi được coi là Vịnh Hạ Long cạn giữa đại ngàn. Phong cảnh, núi non Khuôn Hà, Lăng Can, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Xuân Lập, Phúc Yên; hòn Cọc Vài, Núi Đổ. Những con đèo uốn lượn quanh co giữa núi non trùng điệp. Đặc biệt hơn nữa Lâm Bình mới phát hiện một quần thể hang động rộng lớn, nguyên sơ, hầu như chưa có dấu chân con người. Từng hang động có vẻ đẹp kỳ vĩ khác nhau, nhưng đều chung một điểm lòng hang rộng từ 50 đến 200 mét; trần hang cao từ 20 đến 50 mét; độ dài của hang từ 500 đến 1.500 mét; nhiều thạch nhũ lung linh, kỳ ảo được các chuyên gia đánh giá rất cao về giá trị địa chất, khảo cổ và giá trị du lịch: Hệ thống các con suối lớn, nhỏ khác nhau, đây là nơi cung cấp nước cho sinh hoạt, đời sống và sản xuất của nhân dân các dân tộc trong vùng, đồng thời các con suối uốn quanh các bản làng, những hàng tre soi bóng, tạo nên nét thơ mộng, bình yên của miền sơn cước. Mỗi danh thắng nơi đây đều mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, kỳ vĩ và chứa đựng những sự tích, huyện thoại gắn với sinh hoạt đời sống lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Một số hình ảnh tại Lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang, khu vực huyện Lâm Bình

 

Đồng chí Hoàng Văn Thức – Trưởng phòng VH&TT huyện chia sẻ. Lâm Bình hiện có 4 điểm lưu trú là các homestay với 15 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, ngoài việc vận động các doanh nghiệp hỗ trợ người dân về cơ sở vật chất huyện cũng thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, tư vấn cho người dân mô hình sinh thái tại các homestay, thành lập các nhóm hát Then, phục vụ các món ăn đặc sắc của đồng bào dân tộc, xây dựng các tour du lịch gắn với các hoạt động vui chơi giải trí, các lễ hội dân tộc phục vụ khách du lịch song lượng khách đến đây còn rất hạn chế.

Duy trì trang phục và tiếng nói của dân tộc Pà Thẻn đã thu hút

các nhà Nhiếp ảnh gia trong nước đến sáng tác ảnh 

Là một huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: du lịch mặt hồ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cùng với những lễ hội truyền thống như Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày, lễ hội Nhảy Lửa của dân tộc Pà Thẻn...  Du lịch đang là ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân. Để phát triển du lịch địa phương tại vùng sâu vùng xa rất cần một định hướng chính sách vĩ mô, sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước.

Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục