Uỷ Ban nhân dân huyện Lâm Bình họp đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia

UBND huyện Lâm Bình vừa tổ chức họp đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện năm 2023. Đồng chí Nguyễn Thành Trung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có đồng chí Lê Thế Đạt, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


Toàn cảnh buổi họp đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đã bám sát vào chỉ tiêu, kế hoạch, nguồn kinh phí giao để triển khai thực hiện theo quy định. Tính đến 31/12/2023, huyện Lâm Bình đã phân bổ chi tiết và giải ngân các nguồn vốn theo kế hoạch tổng số vốn tỉnh quản lý giao là 53.466,097 triệu đồng, đến thời điểm hiện tại đã giải ngân 41.795,906 triệu đồng, đạt 78%, trong đó: Vốn giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện, tổng kế hoạch vốn giao là 41.365,150 triệu đồng, đã giải ngân 34.412,973 triệu đồng, đạt 83%. Vốn giao Ban di dân, tái định cư theo kế hoạch vốn giao là 12.110,947 triệu đồng, đã giải ngân là 7.382,993 triệu đồng đạt 61%. Tổng số vốn ngân sách huyện quản lý theo kế hoạch vốn giao là 74.388,712 triệu đồng, đã giải ngân 72.922.317 triệu đồng, đạt 81%. Tổng số vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 được kéo dài sang năm 2023 là 360.573,113 triệu đồng, về vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch đã giải ngân 170.438,348 triệu đồng, đạt 73%, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thực hiện giải ngân 69.073,108 triệu đồng, đạt 70%; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực hiện giải ngân 87.759,520 triệu đồng, đạt 75%; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giải ngân 13.605,720 triệu đồng đạt 78%. Về vốn sự nghiệp tổng kế hoạch vốn đã giải ngân là 71.864,737 triệu đồng, đạt 56%, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã thực hiện giải ngân 32.405,234 triệu đồng, đạt 39%; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực hiện giải ngân 36.562,313 triệu đồng, đạt 90%; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giải ngân 2.897,090 triệu đồng đạt 67%. Để thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn huyện năm 2023, ngay từ đầu năm huyện Lâm Bình đã thực hiện phân bổ, bố trí vốn, bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, trình tự thủ tục đầu tư đảm bảo theo đúng của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn quy định hiện hành.


Các đại biểu báo cáo quá trình giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tại cuộc họp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã báo cáo quá trình giải ngân vốn đầu tư công và các hạng mục trong Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian qua, đồng thời các đại biểu đã nêu lên những khó khăn vướng mắc, và đề ra giải pháp, nhiệm vụ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian tiếp theo.


Đồng chí Nguyễn Thành Trung, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu kết luận cuộc họp

Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thành Trung, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu: Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn có dự án cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, triển khai đến đâu hoàn thiện thủ tục hồ sơ đến đó, đảm bảo giải ngân theo quy định; các xã, thị trấn ra soát các chương trình, dự án do xã, thị trấn làm chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ; Đốn đốc các nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành hồ sơ nghiệm thu, thanh toán vốn ngay khi có khối lượng. Kịp thời tham mưu, đề xuất với UBND huyện để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh kế hoạch từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có nhu cầu bổ sung vốn, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân các chương trình, dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra./.

Tùng Lâm

Tin cùng chuyên mục