Lâm Bình bảo vệ rừng gắn với các loài động vật hoang dã

Lâm Bình là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang; Huyện có 70.000 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rừng phòng hộ trên 43.100 ha, rừng sản xuất có trên 25.970 ha, độ che phủ rừng toàn huyện là trên 79%. Bên cạnh đó, huyện Lâm Bình còn giàu trữ lượng tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm đang cần được quan tâm, ưu tiên bảo vệ.

Những cây gỗ Nghiến tại thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm được nhân dân bảo vệ

Những năm qua, huyện Lâm Bình đã thường xuyên triển khai cá giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ động, thực vật quý hiếm nói riêng.  Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã, Huyện vùng cao Lâm Bình đã giao cho các ngành chức năng triển khai các chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật quý hiếm. Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 5, HĐND huyện Lâm Bình khoá II, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đã thông qua Nghị quyết “Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, làm cơ sở để tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, phát triển các loài, sinh cảnh bị suy thoái và phát triển các nguồn gen quý hiếm, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Trên cơ sở đó, các đơn vị, địa phương đã cụ thể hóa bằng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý rừng nói chung và các loài động vật hoang dã nói riêng; Cùng với đó huyện thường xuyên quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thông qua các buổi học tập Nghị quyết, cuộc họp chuyên môn, cuộc họp của Đảng bộ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức người lao động về việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm. Đồng thời, các ngành chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi săn, bắn, bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm đang cần được ưu tiên bảo vệ. Tuyên truyền bảo vệ rừng và động vật hoang dã bằng nhiều hình thức như; qua hội nghị chuyên đề, lồng ghép sinh hoạt chi bộ, chi đoàn, chi hội, họp cơ quan, thôn, bản, sân khấu hóa… Trên các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa không dây của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện đến mọi người dân. Huyện thường xuyên rà soát sửa chữa các bảng, biển tuyên truyền, in ấn các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và quản lý bảo vệ động vật hoang dã… Các địa phương trên địa bàn huyện tích cực chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu và chấp hành các quy định về quản lý động vật hoang dã. Hiện tại, Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn huyện còn nhiều loại gỗ và thực vật quý hiếm như: Pơ Mu, Thông, Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Giổi, các loài Lan kim tuyến và một số loài dược liệu quý hiếm như cây một lá, Thất diệp nhất nhị hoa, các loài động vật như : Voọc đen má trắng, Vượn, Khỉ, Hươu, Lợn rừng, Mèo rừng, cu li, cầy, nhím… Đặc biệt, trên địa bàn huyện chủ yếu là vùng đồi núi có 76 thôn bản đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. (Nhìn chung, đời sống các hộ dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, sinh sống phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên rừng nên đôi khi vẫn xảy ra tình trạng một số người dân sử dụng các loại súng, bẫy tự chế để săn bắt động vật hoang dã). Các đối tượng vi phạm thường rất tinh vi, mặt khác việc săn bắt, vận chuyển thường diễn ra vào ban đêm và ở trong rừng do vậy rất khó cho việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý… Bên cạnh đó, vùng rừng giáp ranh của huyện Lâm Bình với các huyện bạn lại rất rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nên để phát hiện, ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã quý hiếm trái phép chưa được kịp thời. 

Các đ/c Lãnh đạo tỉnh - huyện  khảo sát rừng tại khu vực Lũng Nhòi - Thôm Mật, thôn Nà Vàng, xã Khuôn Hà          (Nơi có trên 100 cá thể Voọc đen má trắng)

Trong 6 tháng đầu năm 2018, huyện Lâm Bình đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc sảy ra, qua đó giảm số vụ vi phạm đáng kể.Tuy nhiên, về lâu dài việc thay đổi nhận thức hành vi tiêu thụ lâm sản, động vật quý hiếm trong một bộ phận nhân dân đóng vai trò quyết định. Bởi chỉ khi không có người tiêu thụ thì việc săn bắn, khai thác trái phép mới có thể chấm dứt.

 

Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục