Xã Hồng Quang duy trì hiệu quả tiêu chí chợ nông thôn

Thực hiện tiêu chí chợ nông thôn, năm 2013 xã Hồng Quang đã được huyện Lâm Bình đầu tư xây dựng chợ trung tâm xã theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau khi đưa vào sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu họp chợ của nhân dân trong xã, trong vùng.

Trước đây, nhân dân ở xã Hông Quang muốn mua bán, trao đổi hàng hóa phải ra tận chợ Chiêm Hóa hoặc sang chợ Liên Hiệp, Bắc Quang, Hà Giang. Do nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng tăng và để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của người dân những năm qua, các hộ tư thương và nhân dân đã tụ họp ở khu vực ngã ba giao nhau giữa đường Quốc lộ 279 với đường đi vào trụ sở xã Hồng Quang để trao đổi hàng hóa. Lâu dân thành chợ tự phát cũng được họp theo phiên vào ngày thứ 5 hàng tuần. Tuy mỗi tuần chỉ diễn ra một ngày nhưng mỗi lần họp số lượng người tập trung về giao lưu trao đổi hàng hoá rất đông đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan của xã. Trước thực trạng đó, năm 2013 xã Hồng Quang đã đề nghị với UBND huyện đầu tư xây dựng chợ tại khu vực trung tâm xã Hồng Quang để phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa giữa nhân dân trong xã với các xã lân cận. Sau khi đưa vào sử dụng Chợ được họp theo phiên vào buổi sáng thứ 5 hàng tuần, số lượng người và hàng hoá đổ về họp chợ ngày một tăng với nhiều mặt hàng và chủng loại, mẫu mã, giá cả khác nhau, giúp cho nhân dân thoả sức lựa chọn, mua sắm.  Công tác quản lý chợ cũng được xã thực hiện rất tốt, các gian hàng được bố trí, sắp sếp gọn gàng, công tác quét dọn, vệ sinh khu vực chợ được thực hiện thường xuyên đảm bảo sạch sẽ.


Các sản phẩm nông sản của bà con nông dân đươc bày bán tại chợ

Việc xây dựng chợ nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới ở xã Hồng Quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương được giao lưu, trao đổi hàng hóa. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu mua bán của nhân dân trên địa bàn xã, chợ Hồng Quang đi vào hoạt động còn phục vụ nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hoá của nhân dân đến từ các xã trong khu vực như: Minh Quang, Trung Hà của huyện Chiêm Hóa; xã Liên Hiệp, xã Bằng Hành của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang… Người dân đến họp chợ không chỉ trao đổi hàng hoá mà còn là dịp để nhân dân trong vùng trao đổi với nhau về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng chọt chăn nuôi để làm ra những sản phẩm nông sản tốt, sạch đẹp đem ra chợ bán… Mặc dù chợ chỉ họp theo phiên nhưng cứ đến ngày họp chợ thì không khí của một vùng quê nông thôn vốn yên bình lại trở nên nhộn nhịp, đông vui hẳn lên, nhân dân các dân tộc từ các bản làng trong xã, trong vùng cùng nhau hướng về chợ phiên đã tạo cho chợ phiên ở xã Hồng Quang trở nên sôi động với nhiều chủng loại hàng hóa phong phú, đa rạng nhân dân thoả sức mua bán trao đôi.


Các loại hàng tạp hoá được bày bán tại phiên chợ

Có thể nói việc quy hoạch xây dựng chợ nông thôn ở xã Hồng Quang là rất phù hợp, chợ được đặt tại trung tâm xã thuận tiện cho nhân dân đến họp chợ. Sau khi đi vào hoạt động xã đã thành lập Ban quản lý duy trì hoạt động thường xuyên, chợ đã được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi phiên họp; việc thu phí và lệ phí theo đúng quy định phù hợp với điều kiện của người dân nông thôn; công tác an ninh, trật tự được bảo đảm, tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho các hộ đến kinh doanh đến họp chợ. Duy trì hiệu quả hoạt động của chợ nông thôn và chợ phiên trên địa bàn xã không chỉ là điều kiện để nhân dân được giao thương, trao đổi hàng hoá mà còn bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc nơi đây.


Người dân thoải mái lựa chọn các mặt hàng 

Mặc dù thực hiện tốt công tác quản lý và khai thác kinh doanh tại chợ nông thôn của xã. Tuy nhiên xã Hồng Quang cũng cần đầu tư, cải tạo nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất đã hư hỏng để người dân yên tâm đến kinh doanh tại chợ. Đồng thời thường xuyên quán triệt, tuyên truyền các hộ kinh doanh thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, các quy định của địa phương, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn xã ngày càng phát triển./.

Bài, ảnh: Hà Khánh

Tin cùng chuyên mục