Lâm Bình nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động địa phương

Là một huyện vùng cao, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, huyện Lâm Bình đã tập trung phát triển đa dạng hóa nhiều ngành nghề, trong đó chú trọng khai thác tiềm năng sẵn có tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Xác định công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng việc xây dựng nguồn nhân lực, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, huyện Lâm Bình đã chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các xã nắm bắt thông tin thị trường lao động, số lao động chưa có việc làm, đồng thời cập nhật cả chi tiêu, su hướng ngành, nghề để người lao động có nguyện vọng lựa chọn, đăng ký ngành, nghề phù hợp. Các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội LHPN, đoàn thanh niên…có trách nhiệm thực hiện hiệu quả vốn vay ưu đãi, giải quyết việc làm, giúp người nghèo có điều kiện học nghề và tạo vốn phát triển sản xuất.

Huyện đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2018

Từ đầu năm 2018 đến nay, huyện Lâm Bình đã tạo việc làm mới cho trên 900 lao động, đạt 81,3% KH năm; Trong đó làm việc tại địa phương 475 người, làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất trong nước 425 người. Ngoài ra, phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và 22 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức phiên giao dịch việc làm, tư vấn việc làm tại 5 xã, đã thu hút trên 1.000 lao động đến tìn hiểu thông tin về việc làm. Theo đó, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp của huyện đã mở 04 lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, may mặc cho hàng trăm lao động địa phương.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đặc biệt là phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, phấn đấu năm 2018 huyện sẽ tạo việc làm mới cho trên 1.000 lao động, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống dưới 40%./.   

Kim Thoa - Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục