Anh Nguyễn Văn Hòa, làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp

Để phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng anh Nguyễn Việt Hòa, chị Hoàng Thị Thơm, thôn Bản Chợ, xã Thượng Lâm, đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, người thân để đầu tư khai phá một khu đất có địa thế lưng chừng đèo Aí Âu để lập nghiệp. Với mô hình chăn nuôi cá, gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả... Từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình của gia đình anh chị đã được UBND huyện Lâm Bình cấp chứng nhận trang trại quy mô cấp huyện.

Vợ chồng anh Hoà trước đây vốn là dân buôn bán ở thôn Bản Chợ, sau này thấy kinh doanh buôn bán không ổn định, nên vợ chồng anh đã quyết định bỏ nghề tiểu thương về nuôi cá. Địa điểm vợ chồng anh chị chọn để dựng nghiệp là thôn Cốc Phát, nơi chừng đèo Ái Au, có nguồn nước suối trong xanh, mát mẻ để đào ao nuôi cá. Anh đã chặn dòng dẫn nước  từ suối về ao nuôi cá. Toàn bộ khu vực ao nuôi cá được anh xây dựng theo kiểu bậc thang. Nước từ khe chảy về ao nhỏ, tràn xuống ao lớn... Những năm đầu tiên bắt tay vào nuôi cá, lúc đầu anh chỉ nuôi các lại cá bình thường như: cá trắm, trội, chép và rô phí… cũng mang lại thu nhập cho gia đình nhưng không đáng kể vì các loại cá này đã có nhiều người nuôi nên giá cả thấp.

Ao nuôi cá của anh Hòa có nguồn nước chảy quanh năm

Nhận thấy nguồn nước rồi rào có thể muôi được các loài cá đặc sản, anh đã cất công đi đến các địa phương như huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai tìm hiểu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi các loại cá đặc sản như: cá bỗng, cá lăng, cá dầm xanh, anh vũ và cá chiên đây là những loại cá quý của sông Gâm, được dân gian xưng tụng, trong đó giống cá anh vũ ngày càng hiếm trong tự nhiên. Lúc đầu anh mua về nuôi thử chỉ với số lượng ít mỗi loại khoangr 100 đến 200 con. Sau vài tháng nuôi thử thấy các loại cá đều thích nghi với môi trường nước ao của gia đình. Từ đó anh chị đã đầu tư vào nuôi với số lượng ngày một nhiều và mở rộng quy mô chăn nuôi hộ gia đình lên thành trang trại. Đến nay, trang trại của gia đình anh đã có 7 ao cá, đã có trên 4.000 con cá bỗng, 1.000 con cá anh vũ; còn lại là cá chép, trôi, trắm và cá lăng... Theo ước tính của vợ chồng anh chị tổng chi phí bỏ ra cho cái trang trai của gia đình ngót con số 1 tỷ đồng, từ mua đất khai hoang, cải tạo ao nuôi đến chi phí cho con giống, thức ăn...

Anh Nguyễn Văn Hòa đang chăm sóc đàn cá bỗng

Đối với hai giống cá đặc sản là cá bỗng và cá anh vũ có thời gian nuôi từ 3-4 năm mới cho thu hoạch, nên anh chị đã đầu tư nuôi thêm cá trôi, cá chép, ngoài ra còn nuôi thêm lợn đen địa phương và các loại gia cầm để lấy tiền đầu tư nuôi cá. Quanh khu vực ao nuôi, anh chị trồng thêm cỏ để làm thức ăn xanh cho đàn cá. Số cá bỗng nuôi được 3 năm đã có trọng lượng trung bình từ 2,5 - 3 kg/con, đối với cá anh vũ lớn chậm hơn, nhưng không bị thất thoát. Với giá thị trường của cá bỗng hiện nay dao động khoảng 250 đến 300 nghìn đồng/kg, riêng cá anh vũ có giá bán lên đến cả triệu đồng/kg, đây là cả một khối tài sản được tính bằng tiền tỷ của gia đình.  Với mô hình trang trại đảm bảo về quy mô và diện tích, năm 2017 trang trại của anh đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đạt trang trại quy mô cấp huyện. Sau khi được công nhận là trang trại gia đình anh đã được tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng với mức vay 500 triệu đồng và được hỗ trợ lãi xuất 50% để đầu tư phát triển  mô hình trang trại. Được tiếp cận nguồn vốn anh Hòa đã có chuyến đi Sa Pa xem cách người dân ở đấy nuôi cá tầm, cá hồi. Anh Hòa cho biết, thời gian tới anh sẽ đào thêm một số ao nữa để lấy lá tầm và hồi về nuôi thử nghiệm, nhưng trước mắt anh đang đầu tư đào ao để nuôi cá chép ruộng, mà ở đây anh chủ yếu tập trung vào nuôi giống cá chép ta để làm món mắm cá ăn hoa lúa và món mắm cá ruộng để phục vụ nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, vợ chồng anh chị đang tập trung cải tạo lại toàn bộ vườn tạp đưa rau bò khai, rau ngót rừng vào trồng và xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trong khu vực. 

Ao nuôi cá bỗng của gia đình anh Hòa

       Phát triển kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương là điều rất quan trọng và thiết thực. Mô hình trang trại của anh Hòa, chị Thơm ở xã Thượng Lâm, tuy mới thực hiện được vài năm, song cũng đã mang lại hiệu quả rất tốt, bước đầu đã cho thu nhập khá cao và tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình. Với việc mạnh dạn, giám nghĩ, giám làm của gia đình Hòa và chị Phương xứng đáng để nhiều nông dân trong huyện học hỏi và làm theo để phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu.                                    

Hà Khánh - Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục