Phong tục tết của người Mông ở xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình

Ngày tết của đồng bào Mông, trên khắp mọi miền cả nước Việt Nam, nói chung và bà con đồng bào người Mông ở thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình nói riêng, tết là ngày xum họp của mọi gia đình, của mọi lứa tuổi.

Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, đồng bào người Mông, không chỉ gửi đến cho nhau lời chúc tốt đẹp nhất dành cho cả năm sau mà họ còn được mặc trên mình những bộ trang phục dân tộc và tham ra các trò chơi dân gian truyền thống. Đây chính là nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Mông, được lưu truyền từ ngàn đời nay. Đón tết cổ truyền xuân Mậu Tuất năm nay, bà con người Mông ở xã Xuân Lập, cùng tập trung ở nhà người cao niên trong bản với niềm vui rạng rỡ trên từng gương mặt. Theo tập quán của người Mông ở nơi đây, trong ngày mùng 1 tết thì phụ nữ không được đi ra cửa nhà trước đàn ông. Mong muốn của người Mông  rất thịnh tình mời khách đến nhà nhau chơi tết là phải uống rượu thật say, đó chính là tình cảm của bà con đồng bào Mông, dành tặng cho nhau khi tết đến, xuân về. Ngày mùng 2 tết, con trai đến các gia đình chúc tết với một chai rượu, một miếng thịt lợn và 4 cái bánh dày, (theo người mông ở đây bánh dầy còn được gọi là bánh mặt trời và bánh mặt trăng); Ngày tết của người Mông ở thôn Khuổi Củng, trẻ nhỏ được lì xì; còn người lớn gặp nhau là phải mời rượu, chúc mừng năm mới và mừng tuổi cho nhau bằng bánh và rượu. Từ bao đời nay, con trai con gái người Mông, cùng chơi các trò đánh cù, đánh yến, múa khèn… Trong suốt những ngày tết, đến ngày mùng 6, cả thôn cùng gặp mặt để chúc phúc cho nhau và đến mùng 7 tết, bà con trong thôn, cùng bắt tay vào lao động sản xuất, làm ra nhiều lúa, nhiều ngô cho gia đình.

Nhân dân đi chơi tết

Mùa xuân là mùa khởi sắc của vạn vật, là mùa của tươi tốt, đồng bào Mông ở xã Xuân Lập, huyện lâm Bình, đón tết cổ truyền của dân tộc với những lễ hội, phong tục tập quán riêng của mình. Đón xuân mới với niềm vui mới và lời cầu chúc sự tươi tốt cho con người và vạn vật trong năm mới. Sự phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Mông ở nơi dẻo cao này, được thể hiện qua phong tục tập quán của ngày tết cổ truyền, qua từng bộ trang phục dân tộc, qua các trò chơi dân gian và tập quán lễ hội của người Mông đã tạo ra không khí vui vẻ trong những ngày tết để cùng hướng đến một năm mới với nhiều thành công.

Các trò chơi truyền thống của dân tộc

Trong không khí sắc xuân rộn ràng, tình cảm, tình người của bà con đồng bào dân tộc Mông, ở xã Xuân Lập, huyện vùng cao Lâm Bình, cùng hoà quyện với nhau trong từng câu hát, điệu múa khèn. Hội đánh cù, đánh yến và các trò chơi dân gian khác, được người Mông, nơi đây truyền dạy cho con cháu để giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc mình… Thông qua những phong tục truyền thống được gắn với mùa xuân của người Mông. Những phong tục tập quán dân gian này càng tô thêm vẻ đẹp, tạo nên sức sống mới trên bản người Mông, ở Xuân Lập, khi mùa xuân về.

Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục