UBND huyện chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 6/6 trên địa bàn xã Lăng Can đã có 03 hộ có lợn ốm và chết: Gồm các hộ ông Nguyễn Văn Chưởng, Nguyễn Văn Tông - thôn Làng Chùa; Nguyễn Văn Trưởng - thôn Nặm Trá, tổng số lớn chết là 11 con . Tại xã Thổ Bình 01 hộ có lợn chết là hộ ông Ma Đức Tranh - thôn Bản Piát - số lợn ốm 06 con, chết 02 con. Hiện toàn bộ số lợn chết đã tiêu hủy; đồng thời lấy 03 mẫu gửi đi giám định, (xã Lăng Can 02 mẫu, xã Thổ Bình 01 mẫu). Kết quả giám định 02 mẫu của Lăng Can Dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, 01 mẫu của Thổ Bình - kết quả âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước tình hình trên, UBND huyện Lâm Bình đã tổ nhiều cuộc họp trực tuyến bất thường giữa Chủ tịch UBND huyện, các phòng, ban chuyện môn của huyện với các xã trên địa bàn huyện để chỉ đạo công tác phòng, chống và ngăn chặn dịch tả lơn châu Phỉ trên địa bàn. Dự và chủ trì các cuộc họp, tại đầu cầu trung tâm huyện có đồng chí Nguyễn Văn Dưng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện.

Các cuộc họp trực tuyến bất thường giữa Chủ tịch UBND huyện, các phòng, ban chuyện môn của huyện với các xã

Thông qua hệ thống trực tuyến, tại các cuộc họp đột xuất giữa Chủ tịch UBND huyện, các phòng, ban chuyện môn của huyện với các xã, đồng chí Nguyễn Văn Dưng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với các xã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo thực hiện kiên quyết hơn các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Nhà nước, với tinh thần không dấu dịch; xác định công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất và hàng đầu của các cấp ủy đảng, chính quyền hiện nay. Huy động mọi nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp để phát hiện kịp thời và bao vây, dập tắt triệt để ngay dịch bệnh khi mới xảy ra, không được để lây lan rộng. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi và môi trường theo quy định. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn vào địa bàn, kiên quyết xử lý tiêu hủy lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y. Tổ chức lực lượng, trong đó lực lượng Thú y là nòng cốt để kiểm tra, theo dõi, giám sát bệnh dịch tả lợn Châu Phi đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, thôn, xóm, bản. Trường hợp phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi phải kịp thời báo cáo (nghiêm cấm dấu dịch) và xử lý theo quy định. Đối với địa bàn có dịch phải thành lập ngay tổ công tác cơ động để thực hiện công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, lập các chốt kiểm dịch để kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán động vật ra, vào vùng dịch, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trong vùng dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Các xã chủ động sử dụng ngân sách dự phòng để phòng, chống dịch và hỗ trợ cho các gia đình có lợn bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy theo đúng quy định của Nhà nước. 

Với các biện pháp quyết liệt, tập trung và đồng bộ, Lâm Bình đang phấn đấu phòng, chống và ngăn chặn hiệu quả dịch tả lơn châu Phi, giảm thiểu thiết hại cho người chăn nuôi.

Chí Cường

Tin cùng chuyên mục