Phuc Yên Chủ động cac biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Nhiều năm qua, chăn nuôi lợn đã trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Trước nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào địa bàn; cùng với các địa phương trong huyện, cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Phúc Yên đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi lây lan.

Xã Phúc Yên hiện có trên 2.000 con lợn, trong đó gần 300 con lợn nái sinh sản; trên 1.700 con lợn thịt, thuộc 515 hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ.  Địa bàn đồi núi trải rộng, ngoài tiếp giáp với xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang về đường bộ. Phúc Yên còn tiếp giáp với huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang cả về đường thủy nội địa thuộc khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Chính vì vậy, nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi là rất cao. Để bảo vệ đàn vật nuôi  trước dịch bệnh, ổn định thu nhập cho người chăn nuôi, xã Phúc Yên đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tăng cường cán bộ xuống cơ sở, thống kê đàn lợn. Coi phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay bảo vệ  nền chăn nuôi. Hiện nay xã Phúc Yên đã và đang huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt với hội nông dân, huy động tất cả các chi hội trưởng bám sát địa bàn tiếp cận các hộ chăn nuôi để nắm bắt tình hình kịp thời phản ánh tới ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh xã. 

Nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Lâm Binh đang ở mức độ báo động

Trước nguy cơ lây nhiễm dịch tả lơn châu Phi vào địa bà là rất cao, UBND huyện Lâm Bình đã tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng như Công an, Cục Quản lý thị trường, Trạm chăn nuôi thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các địa điểm buôn bán, giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, nhập lậu vào địa bàn để tiêu thụ, không có kiểm dịch của cơ quan thú y; thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định; hướng dẫn người chăn nuôi theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh; thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh, vệ sinh, khử trùng chuồng trại hàng ngày, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, nghi mắc bệnh phải báo cáo kịp thời và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm trước khi tiến hành tiêu hủy theo quy định. Tổ chức thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi, các biện pháp xử lý đối với động vật nghi mắc bệnh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nghiêm cấm vứt xác lợn chết ra môi trường và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh động vật.

Chí Cường

Tin cùng chuyên mục