Chủ động phòng chống say nắng, say nóng

Trong những ngày hè, có thời điểm nắng, nóng kéo dài nhiệt độ ngoài thời lên cao trên 38độ C, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người. Đối với những người phải thường xuyên làm việc dưới nắng nóng, nếu không biết bảo vệ sức khoẻ dễ dẫn đến tình trạng say nắng, say nóng.

Bà Nguyễn Thị Nguỵ, thôn Nà Khà xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, vào những ngày mùa công việc bận rộn hơn thường ngày, mặc dù thường xuyên phải làm việc dưới trời nắng, nhưng nhiều khi do tham công, tiếc việc bà cũng không nghĩ đến việc tránh nắng. Bảo hộ lao động cũng không được bà chú trọng đây là nguyên nhân nhiều lúc bà bị say nắng, say nóng.

Thời tiết nắng nóng bà con nhân dân tiến hành sản xuất vụ mùa 

Trường hợp bị say nắng như bà Nguỵ không phải hiếm gặp trong những ngày mùa ở những vùng nông thôn. Theo cảnh báo của các Y, bác sỹ với những người làm việc hoặc đi  quá lâu dưới trời nắng mà không có đồ bảo vệ như: Nón, mũ, quần áo dài chống nắng…sẽ làm tăng lượng tia UV chiếu thẳng vào vùng cổ, gáy dưới tác động liên tục của tia tử ngoại trong tâm điều hoà cơ thể có thể bị trấn động gây tình trạng rối loạn và mất nước cấp, về mặt y học có 2 mức độ tản nhiệt là say nắng, say nóng. Khi cơ thể rối loạn điều hoà thân nhiệt từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình bệnh nhân có thể bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt nhiệt độ thân nhiệt có thể tăng từ trên 37 độ C đến 40 độ C, nặng hơn say nắng, say nóng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng chống say nắng, say nóng và dịch bệnh có thể sảy ra trong mùa hè, người dân cũng cần nêu cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe với phương châm “phòng” hơn “chống”, thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng các nguồn thực phẩm tươi, không chế biến thịt gia súc, gia cầm đã chết hoặc nhiễm bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và ăn uống, giữ sạch nơi ở để tránh các bệnh do vi-rút lây lan, tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng.

Kim Thoa

Tin cùng chuyên mục