“ Ngư dân nơi 99 ngon núi”- tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Các ngư dân ở khu vực Bản Cài, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình thuộc lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, ở đây thả lưới băng vó đèn, một công việc khá vất vả. Nhưng lại ý thức được tầm quan trọng của việc tích cực tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ, giữ gìn nguồn lợi thủy sản cho chính họ và cho thế hệ mai sau.

Cách đánh cá đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả, thân thiện với môi trường. Chỉ cần vài cây tre sẵn có của địa phương, cùng với chiếc lưới đủ tiêu chuẩn và đặc biệt không thể thiếu một chiếc đèn chiếu sáng được treo ở giữa chiếc lưới, thế là mỗi đêm các ngư dân nơi đây có thể thu về cả tạ cá.

công việc được bắt đầu từ 18h tối và kết thúc vào 4h sáng

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như tái tạo nguồn lợi thủy sản, các ngư dân đã áp dụng hình thức đánh bắt vó bè bằng mắt lưới to, những loại cá nhỏ được bảo tồn. Hơn nữa, khi bắt được các loại cá con đặc sản, có giá trị kinh tế cao, ngư dân gom vào nuôi cá lồng. Vì vậy, sản lượng khai thác thuỷ sản hằng năm của huyện Lâm Bình đạt 407 tấn, trong đó sản lượng khai thác trên khu vực lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang đạt trên 290 tấn, doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Hoạn, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm cần mẫm với công việc

Một trong những điểm nhấn của ngành du lịch Lâm Bình chính là ngư dân đã tự chủ động kết hợp với các công ty lữ hành, làm du lịch trải nghiệm. Đây là loại hình du lịch độc đáo, đang thu hút nhiều du khách, nhất là từ khi được đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh khu bảo tồn thiên nhiên Lâm Bình – Na Hang. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Lâm Bình đã thu hút trên 27.000 lượt khách du lịch, doanh thu xã hội từ du lịch đạt gần 16 tỷ đồng.

Với việc nắm bắt kịp thời xu hướng làm ăn mới của các “Ngư dân miền sơn cước” đã thực sự mang lại cuộc sống ấm no, sung túc cho các ngư dân ở 99 ngọn núi huyện Lâm Bình./.

Kim Thoa - Xuân Cường

Tin cùng chuyên mục