Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lâm Bình lần thứ II

Ngày 21/6/2019, huyện Lâm Bình đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II. Dự đại hội có 120 đại biểu chính thức đại diện cho nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Huyện Lâm Bình có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số, chiếm 97,4% dân số. Trong những năm qua, với nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc thiểu số trong toàn huyện, đời sống của người dân ngày càng nâng lên; tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và nâng cấp; an ninh chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục duy trì và phát triển; nhận thức của nhân dân có những bước chuyển biến tiến bộ.

Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, giai đoạn 2014-2019. Về thực hiện Chương trình 30a, trong giai đoạn huyện đã triển khai đầu tư xây dựng 28 công trình và 18 mô hình với tổng kinh phí trên 90 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí thực hiện  85 tỷ đồng xây dựng 28 công trình gồm Gồm  07 Trạm Y tế xã, 01 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 07 công trình giao thông, 05 công trình thủy lợi, 02 công trình lớp học, 06 công trình khác. Thực hiện 18 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện như: hỗ trợ giống, cây trồng vật nuôi cho 638 hộ nghèo, cận nghèo, kinh phí thực hiện trên 5,6 tỷ đồng. Về thực hiện Chương trình 135, tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2014-2019 trên 57,3 tỷ đồng, trong đó: Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng 63 công trình gồm: Đường giao thông 22 công trình; thủy lợi 27 công trình; Nhà sinh hoạt cộng đồng 09 công trình, Nước sinh hoạt 05 công trình, kinh phí thực hiện trên 41 tỷ đồng. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, nhóm hộ các loại giống gia súc, gia cầm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng các mô hình giảm nghèo tổng số 1.056 hộ nghèo được hỗ trợ máy móc, thiết bi, công cụ sản xuất; mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho 90 hộ tham gia dự án. Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện, trong giai đoạn từ năm 2014-2019 đã thực hiện hỗ trợ bằng giống lúa, ngô và trực tiếp bằng tiền mặt cho 14.700 lượt hộ nghèo với 68.034 nhân khẩu thuộc các xã khu vực II khu vực III, với kinh phí: 6,6 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Đã đầu tư 1,6 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; đã có trên 496 hộ được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước. Thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Huyện đã tiến hành rà soát, tuyên truyền, vận động, thực hiện hỗ trợ cho 121 hộ di cư khỏi vùng dễ bị thiên tai, nguy hiểm để đảm bảo ổn định đời sống sản xuất, kinh phí thực hiện 2 tỷ 420 triệu đồng. Các chính sách tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện kịp thơi. Đến hết năm 2018 đã có 6.032 lượt hộ vay, tổng dư nợ trên 263 tỷ đồng, đa số các hộ được vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ về nhà ở thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, Chương trình hỗ trợ nhà ở từ Quỹ “Vì người nghèo”, các tổ chức cá nhân tài trợ trong giai đoạn 2014- 2019 đã hỗ trợ cho 708 hộ được làm mới, sửa chữa nhà ở, Kinh phí thực hiện 19,57 tỷ đồng. Các chính sách về giáo dục - đào tạo đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2014 -2019 đã đầu tư xây mới: Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS huyện, Nhà bán trú cho học sinh THCS xã Phúc Yên, Nhà bán trú cho học sinh THCS xã Hồng Quang, Trường THCS xã Lăng Can, Trường mầm non xã Lăng Can, Trường Mầm non xã Thổ Bình, Trường THCS xã KHuôn Hà, Trường Mầm non xã Khuôn Hà, tạo điều kiện thuận lợi cho con em dân tộc có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp học tập. Thực hiện hỗ trợ học phí, học bổng cho 744 em học sinh dân tộc nội trú, tổng kinh phí đã thực hiện 5.7 tỷ đồng. Hỗ trợ gạo cho 10.267 lượt học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, học sinh trường bán trú, số gạo hỗ trợ là 593.900 kg; hỗ trợ tiền ăn, tiền ở cho 6.816 lượt học sinh, số tiền hỗ trợ 12 tỷ đồng. Duy trì thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hàng năm cấp phát trên 26.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn và người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn.  Các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Đại biểu thăm quan các sản phẩm nông sản của nhân dân các dân tộc thiểu số đem đến trưng bày tại Đại hội

Trong những năm sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, từng bước tạo ra sản phẩm hàng hóa. Sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 18 nghìn tấn đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, bình quân lương thực đạt trên 550 kg/người/năm. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô gia trại, trang trại. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ. Đến nay có 03 xã đạt 19/19 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10 -15 tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư kết cấu hạ tầng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất để nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình chủ yếu vẫn mang tính sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao…

Toàn cảnh Đại hội

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, chung sức xây dựng Lâm Bình giàu đẹp, văn minh”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lâm Bình đã xác định một số nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thực hiện công tác dân tộc đến năm 2024 với mục tiêu trọng tâm là đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các dân tộc; tăng cường xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí đồng bào các dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.

Các đồng chí lãnh đạo huyện trao giấy khen cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc

trong công tác dân tộc giai đoạn 2014 - 2019

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND huyện đã tặng Giấy khen cho 10 tập thể và 24 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2014 - 2019. Đại hội đã tiến hành bầu 15 đại biểu dự Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ III năm 2019./.

Hà Khánh - Xuân Cường

Tin cùng chuyên mục