Làm cốm – nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Lâm Bình

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng hộ huyện Lâm Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025 phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, huyện Lâm Binh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có việc duy trì và phát triển việc làm cốm truyền thống.

Vừa qua, bà con nhân dân thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên đã rành thời gian để cùng nhau làm cốm theo đúng bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây. Giống lúa được bà con lựa chọn là Khẩu Nua Lếch, đây là giống lúa nếp quý của địa phương, được đồng bào dân tộc nơi đây duy trì và canh tác từ bao đời nay. Các công đoạn làm cốm đều được người dân ở đây làm thủ công nên đòi hỏi sự tỷ mỉ, khéo léo của người làm cốm. Trong các công đoạn, công đoạn xấy  “cum” lúa trên bếp lửa là quan trọng nhất, vì quyết định đến chất lượng của Cốm.

Đối với bà Nguyễn Thị Bơm, thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên từ khi 14, 15 tuổi đã được các bà, các mẹ dạy cho cách làm cốm. Từ đó đến nay, hơn 40 năm qua cứ đến vụ mùa về gia đình bà lại làm cốm để dâng lên tổ tiên báo hiệu một mùa lúa mới bội thu.

Hiện nay, nhân dân xã Phúc Yên, huyện vùng cao Lâm Binh vẫn còn lưu giữ được giống lúa nếp ( Khẩu Nua Lếch) bản địa, những dụng cụ, kỹ thuật làm cốm truyền thống và các điệu múa " Cắc Lỏong " nghĩa là giã cốm với những động tác nhịp chày nhịp nhàng giàu sức biểu cảm, thể hiện ước vọng của lòng người về một cuộc sống bình an, no đủ.

Những phong tục trong ngày mùa, lưu giữ giá trị truyền thống trong việc  làm cốm của nhân dân các dân tộc xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình là nét văn hóa đặc sắc của nhân dân giữ gìn từ bao đời nay, đây cũng là địa điểm lý tưởng để du khách thập phương đến đây khám phá và trải nghiệm.

Một số hình ảnh.

Trung Kiên - Kim Thoa

Tin cùng chuyên mục