Lâm Bình phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ rừng

Căn cứ vào Nghị định số 65 ngày 19/5/2017, của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn công nghệ trong phát triển nuôi, trồng, khai thác dược liệu. Ngành nông nghiệp huyện Lâm Bình xác định, các hoạt động, tổ chức sản xuất lâm nghiệp tiếp tục được củng cố toàn diện và đồng bộ, trong đó trọng tâm là quản lý tốt diện tích rừng và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, thu hút người dân tham gia phát triển kinh tế gắn với công tác giảm nghèo tại địa phương.

Anh Lý Văn Long chăm sóc vườn Thảo quả dưới tán rừng, gắn với bảo vệ rừng

Anh Lý Văn Long, thôn Tát Ten, xã Bình An; nhận giao khoán bảo vệ trên 50 ha rừng phòng hộ tại khu vực Bọ Chít, Bọ Choáng, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình. Với 4 lần/tháng, khoảng 3 đến 4 ngày tuần tra tại khu vực mình nhận giáo khoán bảo vệ. Nhận thấy thổ nhưỡng phù hợp với cây thảo quả. Năm 2010 anh Long đã chọn cây thảo quả trồng dưới tán rừng kết hợp bảo vệ rừng. Từ việc bảo vệ rừng và tận dụng phát triển kinh tế dưới tán rừng đã giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định. Mặc dù quản lý diện tích rừng là rất lớn; nhưng trong nhiều năm qua anh Long chưa hề để xảy ra một vụ xâm hại rừng dù là nhỏ nhất.

Cây Thảo quả

Lan Kim tuyến 

Khu vực hồ thủy điện Tuyên Quang, gồm 3 xã Thượng Lâm, Khuôn Hà và xã Phúc Yên của huyện Lâm Bình, có 45 hộ dân nhận giao khoán bảo vệ trên 1.600 ha rừng. Trong đó có 3 hộ nhận hợp đồng trồng thử nghiệm 50ha cây dược liệu, đến nay bước đầu đã cho thu hoạch. Trong thời gian tới huyện Lâm Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng sản xuất, định hướng khai thác gắn với bảo tồn các loại dược liệu quý như cây: Lan Kim tuyến, Cây bảy lá một hoa, Đảng sâm, Trà hoa vàng, Tam thất bắc, Sâm Tuyên Quang... 

Khu rừng nghiến tại khu vực Nặm Thuổm, xã Khuôn Hà, (Lâm Bình)

Việc quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng đang được huyện Lâm Bình triển khai. Người dân được thụ hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, kết hợp phát triển chăn nuôi trâu, lợn, gà, dê và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, bảo vệ tốt thảm thực vật cũng như diện tích rừng. Từ đó, mở ra hướng đi mới cho các hộ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động. Góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững diện tích rừng tại địa phương.

Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục