Hiệu quả từ Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản của Hội LHPN huyện Lâm Bình

Sau 3 năm triển khai thực hiện Mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản của Hội viên phụ nữ huyện Lâm Bình, đã đem lại hiệu quả thiết thực

Sau 3 năm triển khai thực hiện Mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản của Hội viên phụ nữ huyện Lâm Bình, đã đem lại hiệu quả thiết thực, từ 32 con dê/32 hộ ban đầu, đến nay đã phát triển lên gần 130 con, luân chuyển cho trên 90 hội viên phụ nữ nghèo, trên địa bàn huyện Lâm Bình.

Đối với chị Triệu Thị Phim, thôn Đon Bả, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, được Hội phụ nữ huyện Lâm Bình, hỗ trợ 01 con dê cái sinh sản về nuôi, chị cảm thấy rất vui mừng, phấn khởi. Qua đây, đã tạo nguồn sinh kế cho gia đình chị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình, phấn đấu thoát khỏi hộ nghèo trong năm 2018.

Chị Triệu Thị Phim, thôn Đon Bả, xã Lăng Can, phấn khởi nhận Dê cái sinh sản

Từ năm 2015, được sự hỗ trợ 150 triệu đồng của Hội LHPN tỉnh Tuyên Quang, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Bình đã triển khai thực hiện mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản, dành cho hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo. Với phương thức “ Vay dê mẹ, trả dê cái con”. Theo đó, từ 30 con dê/ 30 hộ thực hiện tại Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản Chi hội phụ nữ thôn Cốc Phát, xã Thượng Lâm đến nay đã phát triển lên 130 con và đã luân chuyển cho 90 lượt hội viên phụ nữ nghèo thuộc các xã Khuôn Hà, Lăng Can… Từ mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản của Hội LHPN huyện Lâm Bình, đã giúp các hộ hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo có nguồn sinh kế, nâng cao thu nhập thoát khỏi hộ nghèo, góp phần thực hiện tiêu chí giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản của Hội phụ nữ huyện Lâm Bình, là cách làm mang tính sâu chuỗi, phù hợp trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện hiệu quả công tác tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ, thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững./.

Kim Thoa – Xuân Cường.

Tin cùng chuyên mục