Lâm Bình triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 12 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi

Thời gian qua, việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống đã được Đảng bộ huyện Lâm Bình thực hiện có hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt. Nổi bật là việc triển khai thực hiện Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi; đã trở thành động lực giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mang lại thu nhập cao.

Hiệu quả từ mô hình nuôi trâu nhốt vỗ béo từ nguồn vốn theo Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh

Trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng mô hình kinh tế gia trại. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư vào trồng chọt, chăn nuôi tạo thêm việc làm và thu nhập để vươn lên thoát nghèo. Tại thôn Hợp Thành, xã Khuôn Hà có 7 hộ gia đình được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/ hộ. Sau khi được vay vốn, các hộ gia đình đã đầu tư mua trâu sinh sản về nuôi, nhờ chịu khó chăm sóc nên trâu sinh sản và phát triển tốt, đã có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mô hình nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình

Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng vật nuôi được triển khai từ năm 2015, sau hơn 5 năm thực hiện, huyện Lâm Bình đã giải ngân trên 22,8 tỷ đồng cho 466 hộ vay. Trong đó, vay nuôi trâu sinh sản với số tiền 19.174 triệu, với 392 hộ vay; phát triển chăn nuôi trâu đực giống với số tiền 3.527triệu cho 72 hộ vay; vay vốn chăn nuôi cá lồng số tiền là 100 triệu đồng, với 02 hộ vay. Từ nguồn vốn vay theo Nghị quyết số 12 của HĐND tỉnh, các hộ gia đình đã đầu tư mở rộng sản xuất theo quy mô lớn, tập trung, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Đây là động lực để huyện Lâm Bình phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng mức thu nhập bình quân đầu người toàn huyện lên trên 30 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 31,44% năm 2020. Trong quá trình triển khai cho vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể của các xã thường xuyên đến kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Đồng thời, tạo điều kiện để các hộ gia đình được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi từ đó nguồn vốn đã phát huy hiệu quả rất tốt, hầu hết các hộ được vay vốn đã vươn lên thoát nghèo.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lâm Bình đã làm tốt công tác tuyên truyền triển khai ngồn vốn đến tay người dân kịp thời

Từ nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi xuất theo Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh đã giúp các hộ gia đình có nguồn vốn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đạt hiêu quả cao, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân./.

Hà Khánh

Tin cùng chuyên mục