Phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể dân tộc Mông huyện Lâm Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 và phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu phục hồi, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể; nghề in thêu sáp ong và may trang phục truyền thống của người Mông xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình. Qua triển khai đã đem lại hiệu quả thiết thực và thu hút đông đảo nhân dân tham gia.


Các đại biểu dự nghiệm thu Chương trình nghiên cứu phục hồi, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể; nghề in thêu sáp ong và may trang phục truyền thống của người Mông xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình
.

Lớp học nghề vẽ sáp ong, thêu và may trang phục truyền thống của người Mông có sự tham gia của 14 học viên là những phụ nữ dân tộc Mông ở thôn Khuổi Trang và thôn Khuổi Củng xã Xuân Lập. Lớp học được đầu từ máy may, chỉ, vải, sáp ong… Với phương pháp học chủ yếu là thực hành và cầm tay chỉ việc nhằm giúp các học viên tham gia học tập sẽ thực hiện thành thạo nghề in thêu vẽ sáp ong và may trang phục để tạo ra các sản phẩm đẹp, chất lượng tạo ấn tượng cho nhân dân và du khách thập phương. Qua đó, tạo ra sản phẩm nghề thủ công truyền thống với nét đặc trưng riêng của người Mông Xuân Lập.


Các học viên phụ nữ dân tộc Mông, thôn Khuổi Trang và thôn Khuổi Củng xã Xuân Lập thực hiện thêu họa tiết hoa văn  trên vải thổ cẩm


Các học viên phụ nữ dân tộc Mông, thôn Khuổi Trang và thôn Khuổi Củng xã Xuân Lập thực hiện may các họa tiết hoa văn  trên vải thổ cẩm bằng máy hiện đại


Các chị em phụ nữ dân tộc Mông, thôn Khuổi Trang và thôn Khuổi Củng xã Xuân Lập vui mừng trước những sản phẩm tự tay làm thủ công kết hợp với máy may hiện đại

Xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình có 532 hộ với 2.522 nhân khẩu, trong đó có trên 300 hộ đồng bào dân tộc Mông, chiếm trên 60% số hộ toàn xã. Để duy trì và phát triển gia trị văn hoá phi vật thể về nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông hoa, thời gia qua xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn của Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, cơ quan đơn vị của huyện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phục hồi, bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể; nghề in thêu sáp ong và may trang phục truyền thống của người Mông hoa. Đây là nguồn sử liệu quý giá, được biểu đạt như những trang “ký sử” đầy sống động, phản ánh muôn mặt đời sống vật chất và tinh thần của người Mông Hoa trong suốt chiều dài lịch sử sinh tồn và phát triển. Nghề in, thêu vẽ sáp ong và may trang phục truyền thống của người Mông là di sản văn hóa phi vật thể điển hình, được đồng bào trân trọng, lưu giữ, truyền dạy và góp phần làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Bản sắc đó được thể hiện từ chất liệu, kiểu cách, cắt khâu đến màu sắc, hoa văn, cách tạo hình, bố cục các mảng trang trí trên trang phục đều mang diện mạo, sắc thái riêng biệt của người Mông Hoa.


Các học viên phụ nữ dân tộc Mông, thôn Khuổi Trang và thôn Khuổi Củng xã Xuân Lập thực hiện vẽ họa tiết hoa văn sáp ong trên vải thổ cẩm


Các học viên phụ nữ dân tộc Mông, thôn Khuổi Trang và thôn Khuổi Củng xã Xuân Lập thực hiện quy trình nhuộm sáp ong trên vải thổ cẩm

Qua việc thực hiện chương trình nghiên cứu phục hồi, bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể; nghề in thêu sáp ong và may trang phục truyền thống của người Mông xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình góp phần tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ qua các hoạt động đa dạng như: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy nghề truyền thống. Đồng thời, nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay./.

Tùng Lâm - Kim Thoa

Tin cùng chuyên mục