Hiệu quả từ nguồn vốn Giải quyết việc làm ở Lâm Bình

Ở vùng nông thôn hiện nay lực lượng lao động trẻ chủ yếu lựa chọn con đường đi làm việc tại các công ty, các khu công nghiệp trong nước để kiêm thêm thu nhập, nhưng công việc thiếu ổn định và không mang tính chất lâu dài. Do vậy, có nhiều người vẫn kiên định với mục tiêu phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương mình.Từ ý trí và quyết tâm phát triển kinh tế tại địa phương cộng thêm nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp người lao động ở nông thông xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho bản thân và gia đình.

Mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo của anh Lò A Phong

Điển hình có gia đình anh Lò A Phong, ở thôn Nà Co, xã Xuân Lập, trước đây gia đình anh cũng chăn nuôi trâu nhưng chỉ nuôi theo hình thức thả rông nên hiệu quả kinh tế không cao, không được chăm sóc tốt nên trâu gầy, yếu và thường xảy ra dịch bệnh. Năm 2021 anh được Đoàn Thanh niên xã tín chấp cho vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội từ nguồn vốn giải quyết việc làm, anh đã quyết định đầu tư mua trâu sinh sản về nuôi theo hình thức bán chăn thả. Co vốn Anh Phong đã xây dựng được chuồng nuôi chắc chắn và đầu tư trồng cỏ voi để đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho trâu, có đầy đủ thức ăn nên anh không nuôi theo hình thức thả rông lên các bãi chăn thải tập trung nữa mà nuôi nhốt tại chuồng, thỉnh thoảng mới thả đi ăn để trâu giống được vận động đảm bảo sức khỏe khi sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn trâu của anh đã phát triển lên 5 con. Đến năm 2022, anh tiếp tục nâng mức vay lên 100 triệu để mở rộng quy mô chăn nuôi thêm lợn đen và nuôi ốc ruộng. Từ nguồn vốn vay đã mở ra mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm ổn định cho 4 thành viên trong gia đình.

Tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lâm Bình đạt trên 413 tỷ 505 triệu đồng, với 7.945 khách hàng đang vay vốn thông qua 16 chương trình cho vay. Riêng nguồn vốn giải quyết việc làm tính đến tháng 6 năm 2022 đã đạt doanh số cho vay  gần 35 tỷ đồng.  Tổng dư nợ đến tháng 6 năm 2022 đạt trên 16 tỷ 500 triệu đồng với 219 hộ vay. Nguồn vốn giải quyết việc làm đã giúp cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đầu tư vào phát triển các ngành nghề truyền thống có hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thới gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện sẽ tiếp tục quan tâm đến chính sách cho vay giải quyết việc làm, đặc biệt tập trung ưu tiên đầu tư giải ngân cho vay đối với các mô hình phát triển kinh tế gắn với các ngành nghề truyền thống và lợi thế tại địa phương theo Nghị quyết 28 của Huyện ủy Lâm Bình và Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)". 

Hà Khánh

Tin cùng chuyên mục