Lâm Bình thực hiện kế hoạch chỉnh lý biến động đất đai

Thực hiện Chương trình công tác toàn khóa của UBND huyện Lâm Bình, đó là; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện, rà soát các trường hợp cần phải chỉnh lý biến động về đất đai, chỉnh lý GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện.

Một góc Trung tâm huyện Lâm Bình

Trên cơ sở rà soát chỉnh lý GCN đối với các trường hợp biến động do hiến đất làm đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng và các công trình công cộng khác khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, các công trình xây dựng theo chương trình 135, trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến nay. Triển khai đo đạc để phục vụ công tác chỉnh lý biến động và chỉnh lý GCN tại các xã. Việc rà soát, kê khai đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý GCN cho khoảng 1.200 thửa đất bị biến động, xong trong năm 2021, nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa hồ sơ và hiện trạng sử dụng đất. Năm 2021, cơ bản hoàn thành xong công tác cấp đổi Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn đổi tại 2 xã Hồng Quang và Bình An đã tồn tại trước năm 2011. Rà soát, thống kê GCN đã ký còn lưu ở cấp huyện, cấp xã để giải quyết tồn tại và trao cho người sử dụng đất; thu hồi, hủy bỏ GCN quyền sử dụng đất đã cấp còn sai sót, không đúng quy định. Hoàn thành việc rà soát chuẩn hóa hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn huyện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Tuyên Quang theo lộ trình của tỉnh đề ra. Tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với những trường hợp đang sử dụng đất nhưng không kê khai đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu hoặc không đăng ký biến động đất đai, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sử dụng đất để việc kê khai đăng ký đất đai.

Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất công; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, nhất là đất lúa sang các loại đất khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Rà soát, lập danh sách đối với các trường hợp tồn sót chưa được cấp GCN lần đầu cụ thể từng trường hợp đang sử dụng đất (gồm: tên chủ sử dụng, số tờ, số thửa, diện tích, loại đất, thời điểm bắt đầu sử dụng, nguồn gốc trước khi bắt đầu sử dụng, lý do chưa được cấp GCN lần đầu). Đối với người sử dụng đất: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước về luật đất đai; không lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất; Kê khai đăng ký sử dụng đất, nộp hồ sơ cấp GCN tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đất đai và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. Hoàn thành công tác đo đạc chỉnh lý biến động đất đai, chỉnh lý GCN cho các cá nhân, hộ gia đình; chuẩn hóa hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn huyện đến năm 2025. Quản lý chặt chẽ đất công ích, cập nhật và xử lý kịp thời các biến động về đất đai; tiến hành rà soát GCN đã cấp nhưng chưa trao cho chủ sử dụng đất.

Cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lâm Bình đo đạc chỉnh lý

biến động đất đai, chỉnh lý GCN cho các cá nhân, hộ gia đình.

Trong thời gian tới các cơ quan chuyên môn của huyện và cấp xã cần làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu về Luật Đất đai bằng nhiều hình thức; để người sử dụng đất kê khai, đăng ký biến động, cấp GCN và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, nghiêm chỉnh chấp hành Luật đất đai. Thực hiện thẩm định, xét duyệt hồ sơ lồng ghép giữa UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên Môi trường và các đơn vị liên quan. Tăng cường nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cho ngành Tài nguyên và Môi trường để đẩy nhanh công tác đo đạc, cấp đổi GCN; thu hồi, hủy những GCN đã cấp không đảm bảo độ chính xác. Trong quá trình thực hiện những vướng mắc, phát sinh phản ánh của nhân dân cần được kịp thời báo cáo UBND huyện xem xét, giải quyết.

Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục