Nông dân Lâm Bình chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa Mùa

Vụ Mùa 2020, huyện Lâm Bình gieo cấy 1.453 ha diện tích lúa, đạt 100,2% kế hoạch. Hiện nay, cây lúa trên địa bàn huyện Lâm Bình đang ở giai đoạn sinh trưởng cuối đứng cái và làm đòng, trỗ bông. Do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, nắng xen kẽ độ ẩm cao đã tạo điều kiện để một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng, bà con nông dân trên địa bàn huyện Lâm Bình đã thực hiện các biện pháp phòng chống sâu bệnh.
Bà con nông dân xã Lăng Can thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Để đảm bảo các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã  hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình sinh trưởng của các loại cây trồng; xác định rõ mật độ của sâu, bệnh để chỉ đạo phun thuốc phòng, trừ kịp thời, hiệu quả. Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ trên đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình sâu, bệnh hại. Qua theo dõi, đánh giá của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện nhận định trong một tuần vừa qua từ ngày 10/ 8 đến nay, trên một số diện tích lúa vụ Mùa tiếp tục bị sâu bệnh gây hại như;  ốc bươu vàng gây hại trên một số diện tích lúa mùa với mật độ trung bình 2-3 con/m 2, điểm cao 8-10 con/m 2, điểm cục bộ 30-50con/m 2. Sâu cuốn lá nhỏ đang nở và gây hại trên diện tích 5 ha, mật độ trung bình 3-5 con/m 2, điểm cao 10-15 con/m 2. Bệnh bạc lá phát sinh gây hại với diện tích 8,8 ha trên trà lúa đang ở giai đoạn đứng cái – làm đòng- trỗ bông, tỷ lệ trung bình 3-7% số lá, điểm cao 10-15% số lá. Bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại với diện tích 3 ha trên các trà lúa đang ở giai đoạn đứng cái - làm đòng, tỷ lệ trung bình 3-5% số lá, điểm cao 10-15% số lá. Bệnh thối thân gây hại với diện tích 12,1 ha trên một số diện tích lúa bị ngập úng, lũ quét tràn qua, tỷ lệ trung bình 3-5% số dảnh, điểm cao 10-15% số dảnh . Bệnh đạo ôn lá gây hại 0,5 ha, trên giống lúa Đài Thơm 8, tỷ lệ trung bình 3-5% số lá, điểm cao 10-15% số lá, cục bộ 20-40% số lá. Các đối tượng khác: Rầy nâu- rầy lưng trắng, sâu cuốn lá lớn, châu chấu, chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh nghẹt rễ gây hại ở mức độ thấp. Đối với cây ngô đã Sâu keo mùa thu, châu chấu, rệp gây hại rải rác, mật độ thấp. Cây Lạc bị Sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, bệnh gỉ sắt gây hại rải rác, mật độ, tỷ lệ hại thấp. Trước tình hình đó, các ngành chuyên môn và UBND các xã, người nông dân đã triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, trừ sâu bệnh hại kịp thời.

Cán bộ Của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân nhận biết sâu, bệnh hại

Theo dự tính, dự báo của các cơ quan chức năng trong thời gian tới thời tiết còn diễn biến phức tạp, các trà lúa Mùa có thể tiếp tục bị các loại sâu bênh gây hại như; sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân 2 chấm, Rầy nâu - rầy lưng trắng, cbệnh khô vằn, bệnh thối thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại. Đối với cây ngô Hè – Thu có thể bị Châu chấu, rệp, sâu keo mùa thu... phát sinh gây hại. Đối với cây lạc Hè – Thu Sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, bệnh gỉ sắt gây hại. Vì vậy, trong thời gian tới Ủy ban nhân dân các xã tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân triển khai thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại các loại cây trồng vụ Mùa 2020, đảm bảo kịp thời, hiệu quả không để lây lan trên diện rộng./.

Kim Thoa

Tin cùng chuyên mục