Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Lâm Bình, tạo đà cho người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tong những năm qua, UBND huyện Lâm Bình đã dành một phần vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nguồn vốn ngân sách huyện đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn vay của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững; nguồn vốn đã tạo được việc làm cho 28 lao động chưa có việc làm ổn định và 01 hộ kinh doanh. Trong đó điển hình là hộ kinh doanh Đặng Văn Là trú tại thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình được vay vốn số tiền là 400 triệu đồng để làm chuồng trại và chăn nuôi trâu vỗ béo là một trong những mô hình phát triển kinh tế điển hình của huyện.

Các hộ gia đình được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đã phát huy hiệu quả 

Để thực hiện có hiệu quả Chị thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Cùng với việc được bổ sung ngân sách tại địa phương, Ngân hàng CSXH huyện Lâm Bình còn nâng cao chất lượng tín dụng gắn với việc giám sát hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn của trưởng thôn, tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, từ khâu bình xét cho vay phải đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng thụ hưởng; bình xét dân chủ, công khai. Đồng thời, thường xuyên vận động hộ vay vốn chấp hành nghiêm túc các thỏa thuận, cam kết với NHCSXH; theo dõi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội, đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV về các công đoạn uỷ thác như: hướng dẫn cụ thể hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động uỷ thác đầy đủ, khoa học; Thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, củng cố kiện toàn tổ yếu kém theo kế hoạch; tổ chức đối chiếu nợ, tuyên truyền hộ vay trả nợ, trả lãi, xử lý thu hồi nợ khó đòi, lập hồ sơ và đề nghị xử lý nợ bị rủi ro. Kết quả, từ năm 2016 đến nay Ngân hàng CSXH huyện Lâm Bình đã chuyển 2 tỷ đồng từ ngân sách địa phương cho 29 hộ gia đình là hộ nghèo, cận nghèo vay vay vốn để chăn nuôi trâu, bò. Tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình cho các hộ gia đình vay của Ngân hàng chính sách đến trung tuần tháng 3 năm 2020 đạt: 291 tỷ 385 triệu đồng, tăng 4 tỷ 416 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2019. Ttrong đó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 276 tỷ 306 triệu đồng tăng 3 tỷ 411 triệu đồng so với năm 2019. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 11 tỷ 779 triệu đồng, tăng 505 triệu đồng  so với năm 2019. Nguồn vốn ủy thác đầu tư tại địa phương là 4 tỷ 300 triệu đồng, trong đó nguồn vốn do UBND huyện chuyển sang là 2 tỷ đồng. Tăng 500 triệu đồng so với năm 2019.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đến làm việc trực tiếp tại xã, đã tạo điều kiện cho các tổ TK&VV đến giao dịch thuận lợi

Phát huy kết quả đạt được Ngân hàng CSXH huyện Lâm Bình tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 40, tập trung huy động mọi nguồn lực, kiên trì hoạt động theo phương châm “tất cả vì người nghèo” và “không để đồng bào DTTS thiếu vốn sản xuất” mạnh dạn đổi mới phương thức đầu tư, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng Lâm Bình.

Thúy Phượng

Tin cùng chuyên mục