Lâm Bình với Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Xuân - Hè 2020

Trong thời điểm thời tiết giao mùa, luôn là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh phát tán, lây lan trên đàn vật nuôi. Để phòng chống, khắc phục, hạn chế dịch bệnh, ngành chăn nuôi và thú y huyện Lâm Bình đã chủ động triển khai nhiều biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó, tập trung triển khai tiêm các loại vắc-xin phòng dịch bệnh, đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.

Trong thời gian qua, tình hình dịch bênh trên đàn gia súc, gia cầm trong và ngoài huyện diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi, nhưng gia đình ông Nguyễn Quốc Sử, thôn Nà Khà, xã Lăng Can vẫn duy trì ổn định trên 4 con trâu, bò và 500 con vịt.  Có được kết quả đó là nhờ gia đình ông luôn thực hiện tốt công tác tiêm phòng gắn với vệ sinh khử trùng chuồng trại theo đúng quy định.  

Ông Nguyễn Quốc Sử, thôn Nà Khà, xã Lăng Can phun khử trùng tại khu chăn nuôi 

Toàn huyện có gần 13 nghìn con gia súc và trên 42 nghìn con gia cầm. Để công tác tiêm phòng được kịp thời, chu đáo, đạt kết quả cao, thời gian qua Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lâm Bình đã bán sát kế hoạch của UBND huyện, tăng cường, cử cán bộ xuống cơ sở, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, cán bộ thú y thôn, bản tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong đó tập trung cao cho đợt tiêm vắc-xin phòng bệnh vụ Xuân - Hè năm 2020 đối với đàn vật nuôi, phấn đấu trên 80% tổng đàn gia súc gia cầm được tiêm đầy đủ các loại vắc xin.

Công tác vệ sinh, phun khử trùng để phòng dịch bệnh tại khu chăn nuôi gà thương phẩm

của gia đình Ông Chẩu Văn Vọ, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm

Do thời điểm tiêm phòng vào đúng dịp cả nước ta thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tập trung đông người nên đội ngũ cán bộ thú y đã đến từng hộ gia đình để tiêm phòng. Đến nay, toàn huyện đã tiêm các loại vắc xin đối với đàn trâu, bò đạt gần 90%, đàn lợn đạt 43,5%, đàn gia cầm 11%. Nguyên nhân tỷ lệ tiêm phòng ở đàn Lợn, đàn Gia cầm đạt thấp là do tổng đàn lợn giảm, dịch tả lợn Châu phi xuất hiện và đã bùng phát trở lại tại một số xã như; Lăng Can, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Hồng Quang, một số hộ dân còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, lực lượng Thú y trên địa bàn huyện Lâm Bình tiếp tục tiêm bổ xung những con vật nuôi chưa được tiêm vắc xin, song song với đó là hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khủ trùng chuồng trại bảo vệ đàn vật nuôi, không để dịch bệnh lây lan. 

Cán bộ Thú y tiêm phòng cho đàn gia súc

Để thực hiện có hiệu quả công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh huyện Lâm Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tính chất, mức độ nguy hiểm của các loại dịch bệnh cho người dân hiểu. Hướng dẫn người thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn, trong đó nhấn mạnh đến công tác tiêm phòng theo quy định.

Trung Kiên

Tin cùng chuyên mục