Lâm Bình, thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn

Trong những năm qua, tình hình công tác dân tộc, luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo. Các chính sách của nhà nước được triển khai thực hiện đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp; chú trọng đầu tư xấy dụng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, huyện Lâm Bình đã thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, để đầu tư cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn huyện được phát triển một cách toàn diện.

Thôn Khuổi Củng là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Xuân Lập, nằm cách xa trung tâm xã, đường giao thông đi lại khó khăn. Nhân dân trong thôn chủ yếu là người dân tộc Mông, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác chậm đổi mới, dân cư sống không tập trung. Để giúp đỡ bà con vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo,  Năm 2016, UBND huyện Lâm Bình, đã thực hiện chính sách hỗ trợ di dân định canh, định cư xen ghép nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn cho người dân sống du canh, du cư, mang lại cuộc sống ổn định theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời triển khai lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp ổn định dân cư. Theo đó, thôn Khuổi Củng có 33 hộ gia đình dân tộc Mông, sinh sống rải rác trên các chiền núi cao, đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, thiếu thông tin, trẻ em đi học vất vả đã được hỗ trợ di chuyển đến nơi ở tập trung. Theo đó huyện đã tập trung xây dựng các công trình phúc lợi như đường giao thông, nước sinh hoạt và nâng cấp hệ thống  thủy lợi cấp nước, phục vụ sản xuất cho nhân dân.. Các hộ gia đình thuộc diện di dân định canh, định cư, xen ghép đã di chuyển nhà về nơi ở mới theo kế hoạch. Đến đầu năm 2017, huyện Lâm Bình đã phối hợp với Sở Công thương và Điện lực Tuyên Quang, kéo điện lưới Quốc gia về đến  thôn Khuổi Củng.  Cùng với đó, tuyến đường từ trung tâm xã đến thôn Khuổi Củng, cũng được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, ô tô đã đi đến trung tâm thôn bản. Với việc quan tâm, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đến nay đời sống của nhân dân ở Khuổi Củng đã có sự đổi thay tích cực. Nhân dân phấn khởi yên tâm lao động sản xuất và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương.

Thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, đã có đường bê tông

 Trong năm 2017, với với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc triển khai các chính sách của nhà nước, đối với đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển. Các chương trình, dự  án về cơ sở hạ tầng như: Chương trình 135, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo;  hỗ trợ cho học sinh các cấp học trên địa bàn được quan tâm thực hiện kịp thời. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng  hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi tiếp tục được triển khai thực hiện. Góp phần quan trọng giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn từng bước vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Tính riêng trong năm 2017, huyện Lâm Bình, được đầu tư hơn 6,4 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 để xây dựng 11 công trình cơ sở hạ tầng,  phục vụ đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa như: Công trình đường từ trung tâm xã Xuân Lập, đi Khuổi Trang, Khuổi Củng; công trình cầu tràn liên hợp thôn Nà Chúc, xã Hồng Quang; công trình thủy lợi Khau Đao, xã Thượng Lâm; công trình chợ nông thôn, xã Phúc Yên; Công trình đường giao thông Khau Quang – Khuôn Lùng, xã Lăng Can…  Đối với nguồn vốn  hỗ trợ phát triển sản xuất trên 1,9 tỷ đồng. Nguồn vốn duy tu bảo dưỡng các công trình trên 1,4 tỷ đồng. Nguồn vốn 135 là một trong những nguồn đầu tư quan trọng chủ yếu được đầu tư vào những thôn bản vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn để giúp đồng bào phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống hạ tầng ở nông thôn…

  

                           Thực hiện Chương trình 135 từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất huyện Lâm Bình, đã hỗ trợ

      mua giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ nghèo.

Với việc triển khai kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, cùng sự đoàn kết, đồng thuận, tương trợ lẫn nhau của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn là tiền đề quan trong để nhân dân các dân tộc trong huyện,  ổn định cuộc sống, cùng nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng quê hương vùng cao Lâm Bình, ngày một phát triển giàu đẹp, văn minh./.

Hà Khánh

Tin cùng chuyên mục