Lâm Bình hướng về tương lai

Lâm Bình là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, được thành lập theo Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 28/01/2011 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh 05 xã huyện Na Hang và 03 xã huyện Chiêm Hóa. Sau 10 năm thành lập cơ sở hạ tầng của huyện đã được đầu tư xây dựng mới, kiên cố khang trang từ trung tâm huyện đến tất cả các xã trên địa bàn; đời sống văn hóa, tinh thần người dân được nâng lên rõ rệt.

Trung tâm huyện Lâm Bình

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân: 15,6%/năm, thu nhập bình quân; 27,7 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, hiện tại và tương lai Lâm Bình đang cần tạo một động lực mới cho sự phát triển, đó là việc xây dựng cụm xã hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và một thị trấn làtrung tâm văn hóa, thương mại, chính trị, giáo dục của huyệnnhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý phù hợp với thực tiễn phát triển và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Theo quy hoạch, một thị trấn Lăng Can được thành lập sẽ giữ vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, đô thị tổng hợp của huyện Lâm Bình về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, là đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các vùng lân cận. Thị trần sẽ mang nét hiện đại nhưng đặc biệt chú ý đến việc phát triển hài hòa với cảnh quan thiên nhiên để giữ nét độc đáo của phố núi. Hiện tại, thị trấn Lăng Can cơ sở hạ tầng chủ yếu đã được triển khai đầu tư hoàn chỉnh nên sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Nhiều dự án hợp tác về kinh tế của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Đồng thời, sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho phúc lợi xã hội. Đó cũng là mơ ước của người dân nơi đây.

Lăng Can được kỳ vọng  sẽ trở thành một thị trấn miền núi, nên thơ cùng với hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại. Cùng với đó, theo đề án điều chỉnh địa giới hành chính, hai xã Phúc Sơn và Minh Quang của huyện Chiêm Hóa sẽ sáp nhập vào huyện Lâm Bình.  Việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xã Phúc Sơn và xã Minh Quang là 02 xã thuộc huyện Chiêm Hóa, cùng với 03 xã Hồng Quang, Thổ Bình và Bình An của huyện Lâm Bình tạo thành cụm các xã, có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông,  nhân dân của 02 xã đi lại đến trung tâm huyện lỵ Lâm Bình thuận lợi, khoảng cách ngắn hơn so với đi lại đến trung tâm huyện lỵ Chiêm Hóa.  Điều nãy cũng khắc phục được tình trạng cùng một cụm xã có nhiều đặc điểm tương đồng nhưng lại thuộc phạm vi quản lý hành chính của 02 huyện khác nhau.

Xã Thổ Bình tiếp giáp với xã Minh Quang,  xã Phúc Sơn, xã Hồng Quang và Bình An sẽ tạo thành cụm các xã thuận lợi về giao thông và tạo thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị kinh tế cao

Với thế mạnh là nông, lâm nghiệp và dịch vụ,  khi điều chỉnh địa giới hành chính tạo điều kiện để 02 xã Phúc Sơn, Minh Quang liên kết và mở rộng sản xuất, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản phẩm nông, lâm nghiệp hàng hóa như: Vùng sản xuất chuyên canh Lúa, vùng sản xuất chuyên Lạc, chế biến lâm sản; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân trong vùng. Việc điều chỉnh địa giới hành chính 02 xã về huyện Lâm Bình tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp có quy mô, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tập trung sản xuất theo mô hình trang trại, phát triến cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng; đồng thời có điều kiện để mở rộng, liên kết các loại hình dịch vụ.

Cùng với đó, 02 xã Phúc Sơn và xã Minh Quang có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa với các xã Thổ Bình, Hồng Quang, Bình An thuộc huyện Lâm Bình, là tiềm năng, lợi thế để cụm xã phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…, liên kết với các mô hình dịch vụ du lịch của huyện Lâm Bình như Homestay, du lịch lòng hồ... tạo động lực để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động giữa các xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính 02 xã Phúc Sơn và Minh Quang về huyện Lâm Bình, cùng với 03 xã là Thổ Bình, Hồng Quang, Bình An sẽ  là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội để lập quy hoạch khu dân cư theo trục đường Quốc lộ 279, ĐT 188, xây dựng trung tâm cụm xã hạt nhân về kinh tế, văn hóa, xã hội, dịch vụ, thương mại của huyện Lâm Bình; tạo điều kiện để thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng đồng bào các dân tộc nơi đây nói riêng và các xã, các vùng lân cận nói chung, dần tiến tới xây dựng quy hoạch đô thị loại V trong những năm tiếp theo.

Thị trấn Lăng Can đang trên đà phát triển nhưng vẫn giữ được nét độc đáo của một phố núi

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Lâm Bình có 917,55 km2 diện tích tự nhiên; dân số 46.011 người, với 10 đơn vị đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó có 09 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Lăng Can sau khi thành lập có 73,33km2 diện tích tự nhiên; dân số: có 8.373 người; có 11 tổ dân phố.

Việc tổ chức hợp lý đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm lịch sử truyền thống và các đặc trưng vùng miền, khả năng quản lý của các cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho đời sống của người dân là yêu cầu thiết yếu để chính quyền địa phương ở hoạt động hiệu quả.Cùng với đó là việc phát triển đô thị trọng điểm, khu vực trung tâm để tăng tính khả thi, khai thác tối đa nguồn lực phát triển kinh tế. Mục tiêu cuối cùng trong quy hoạch vẫn là để phục vụ cho người dân, vì lợi ích của nhân dân, có lẽ chính vì vậy, đề án Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bìnhvà thành lập thị trấn Lăng Can thuộc huyện Lâm Bình đã nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân. Việc điều chỉnh ha xã Phúc Sơn và Minh Quang về huyện Lầm Bình và thành lập thị trấn mới Lăng Can thuộc huyện Lâm Bình là phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh, do vậy mỗi người dân Lâm Bình hãy cùng nhau hướng về một tương lai phát triển toàn diện và bền vững hơn./.

Hà Khánh

Tin cùng chuyên mục