Khuôn Hà thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế giảm nghèo

Trong những năm qua, Đảng bộ xã Khuôn Hà, đã tập trung lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đoàn kết, thống nhất, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo và thúc đẩy kinh tế của xã phát triển, xã đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân, triển khai cho nhân dân vay vốn theo phương châm tạo “cần câu” bền vững để bà con có điều kiện đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế thay vì phải trông chờ vào sự hỗ trợ từ nhà nước.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh, của huyện và sự tạo điều kiện của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho nhân dân trong xã tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập với tổng dư nợ trên 26 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn vay, đã giúp nhân dân trong xã tận dụng được thế mạnh của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế như: chăn nuôi trâu, bò sinh sản, nôi lợn, nuôi dê, nuôi gà thả vườn trồng cây lâm nghiệp, trồng rau…  Điển hình có mô hình trồng rau vụ đông của gia đình ông Trần Văn  Quân, thôn Ka Nò. Với diện tích ruộng hơn 2.000 mét vuông nằm trên cánh đồng thiếu nước tưới, chỉ làm được một vụ lúa trong năm. Trước đây cứ thu hoạch lúa mùa xong, gia đình ông đưa cây ngô và một số loại rau đậu khác vào trồng vụ đông, nhưng do khâu tiêu thụ khó khăn nên ông  chỉ trồng đủ để phục vụ sinh hoạt gia đình, hiệu quả mang lại không cao. Sau vài năm tìm tòi đầu ra cho sản phẩm ông  Quân đã kết nối được một số đầu mối tiêu thụ rau, từ đó ông quyết định vay vốn ngân hàng để mở rộng diện tích trồng rau, ngoài diện tích đất của gia đình, ông còn thuê thêm đất để trồng rau. Vài năm trở lại đây gia đình ông gieo trồng hai vụ rau, với các loại rau súp lơ, xu hào, cà chua, dưa chuột… mùa nào thì trồng rau đó. Nhờ cần cù, chịu khó mà diện tích rau của gia đình ông luôn xanh tốt, đến khi thu hoạch ông đem giao bán tại các chợ trên địa bàn huyện và đưa về chợ Chiêm Hóa để bán giao. Từ mô hình trồng rau vụ đông mà mỗi năm đã mang lại cho gia đình ông khoản thu nhập từ 70 đến 100 triêu đồng.

Mô hình trồng rau vụ đông của gia đình ông Trần Văn Quân, thôn Ka Nò, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình.

          Để giúp người nông dân trên địa bàn xã tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, xã Khuôn Hà đã tạo điều kiện tốt nhất cho người dân đầu tư phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng bền vững và có hiệu quả cao. Cùng với đó, xã còn triển khai thực hiện tốt các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 135. Trong đó, hỗ trợ cho 80 hộ chăn nuôi trâu, 73 hộ chăn nuôi bò; 30 hộ chăn nuôi dê; 220 hộ nuôi lợn; 8 hộ nuôi gà, vịt… Từ các nguồn vốn hỗ trợ Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND xã đã trực tiếp chọn giống, mua giống về trao cho các hộ gia đình, hướng dẫn các hộ gia đình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh…  Từ nguồn vốn hỗ trợ nhiều hộ gia đình có điều kiện để vươn lên thoát nghèo, có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình kinh tế vươn lên làm giàu… mang lại thu nhập cao, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghòe, trở thành hộ khá giả. Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của xã Khuôn Hà, chỉ đạt khoảng 10 triệu đồng/người/năm thì đến nay đã đạt mức trên 26 triệu đồng/ người/năm. Tỷ lê hộ nghèo của xã giảm xuống dưới 12%.

        Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đã hỗ trợ cho nhiều hộ gia đình ở xã Khuôn Hà phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để kinh tế phát triển giảm nghèo nhanh và bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Khuôn Hà, đang tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động thay đổi, cải tiến phương thức chăn nuôi; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, theo hướng nuôi nhốt, tận dụng tốt tiềm năng, lợ thế của địa phương… Đồng thời tân dụng các nguồn vốn từ chương trình 135 và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để hỗ trợ hộ nghèo đầu tư đưa chăn nuôi gia súc, gia cầm trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương./.  

Hà Khánh

Tin cùng chuyên mục