Hương cốm Lâm Bình

Thực hiện nghị quyết số 28, ngày 29/ 4/ 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Bình, về phát triển một số cây, trồng vật nuôi có lợi thế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện đến năm 2025. Theo đó, huyện Lâm Binh đã xây dựng các mô hình trồng lúa nếp đặc sản theo hướng hữu cơ gắn với sản xuất cốm, phục vụ khách Du lịch.

Đối với bà Ma Thị Ỳ, thôn Bản Tha, xã Hồng Quang từ khi còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách làm cốm. Đời này, nối tiếp đời sau cứ đến vụ Mùa về, cả gia đình bà Ỳ cùng nhau làm cốm để dâng lên tổ tiên báo hiệu một mùa lúa mới bội thu. Việc làm cốm không chỉ tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình mà còn duy trì và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc.

Gia đình bà Ma Thị Ỳ, xã Hồng Quang cùng nhau làm cốm

Hiện nay, nhân dân trên địa bàn huyện vùng cao Lâm Bình vẫn còn lưu giữ được giống lúa nếp cái Hoa Vàng bản địa trồng theo hướng hữu cơ để làm cốm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng bà con nông dân nơi đây đang mở rộng diện tích, ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại hơn vào quá trình sản xuất cốm mà vẫn đảm bảo chất lượng, màu sắc, hương vị nguyên bản như cách làm thủ công.

Người dân ứng dụng máy móc trong quá trình làm cốm
Điểm bán cốm thu hút nhiều người đến mua

Khi tiết trời chuyển sang thu, cốm đã trở thành món quà đậm chất quê nhiều ý nghĩa. Lâm Bình phát triển vùng nguyên liệu lúa nếp gắn với sản xuất cốm, các sản phẩm từ cốm, không chỉ tạo ra sản phẩm hàng hóa, mà đây sẽ là cơ sở để phấn đấu đưa sản phẩm cốm trở thành sản phẩm OCOP của địa phương./.

Kim Thoa - Công Đai

Tin cùng chuyên mục