Lâm Bình tập trung nhiều giải pháp ứng phó với mưa lũ

Đã sắp bước vào mùa khô, nhưng thời tiết hiện nay vẫn diễn biến hết sức phúc tạp, tình hình mưa lũ xảy ra cục bộ tiềm ẩn nhiều nghuy cơ mất an toàn đối với đời sống sinh hoạt của người dân. Trước thực trạng tên, huyện Lâm Bình đã có nhiều phương án đối phó để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực do thiên tai gây ra.

Xuân Lập là một xã vùng cao nằm ở phía Tây của huyện, địa hình nhiều đồi núi có độ dốc cao và có nhiều khe suối, mùa mưa có thể xảy ra lũ ống và lũ quét. Mùa mưa bão năm 2019, trên địa bàn xã đã có 44 ngôi nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó có 2 nhà bị sập đổ hoàn toàn. Ngoài ra, còn hàng chục héc ta lúa, hoa màu bị ngập úng, một số công trình giao thông, thủy lợi bị thiệt hại. Ngay trước mùa mưa bão năm 2019, xã Xuân Lập đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai phù hợp với tình hình cụ thể từng khu vực, địa bàn; thực hiện kiểm tra, rà soát các hộ nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ ống, lũ quét; tăng cường công tác kiểm tra tu bổ hệ thống các công trình phúc lợi nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân. .

Nhiều nhà dân bị hư hỏng nặng sau những trận mưa lớn kèm theo gió lốc

Với đặc điểm địa hình có tỷ lệ đồi núi cao, độ dốc lớn, có nhiều suối, khe chảy qua địa bàn nên hàng năm huyện Lâm Bình thường chịu thiệt hại do gió lốc, mưa lũ, sạt lở đất. Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra, hàng huyện Lâm Bình đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN), thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”. Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN  huyện Lâm Bình, chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn huyện vùng cao Lâm Bình đã xảy ra hàng chục trận mưa lớn kèm theo lốc sét và gió dật mạnh làm 6 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 552 ngôi nhà bị tốc ái và hư hỏng; nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng, 1 số tuyên đường ở trung tâm huyện lỵ và các xã bị ngập úng, gây ách tắc cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân, huyện Lâm Bình đã yêu cầu các xã theo dõi chặt chẽ, thông tin kịp thời các bản tin cảnh báo, hướng dẫn người dân sơ tán đến nơi an toàn khi có dấu hiệu thời tiết cực đoan. UBND huyện đã yêu cầu các ngành chức năng, các xã tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; thực hiện rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai phù hợp. Ngành Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở, thực hiện sửa chữa, gia cố lại để bảo đảm an toàn các công trình khi mưa lũ xảy ra. Các địa phương tập trung ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng san bạt núi để lấy mặt bằng làm nhà ở; theo dõi chặt chẽ, rà soát các khu vực sạt lở trên địa bàn và có kế hoạch di dời người dân đến nơi an toàn..

Với địa hình rộng và khá phức tạp, trong khi thời tiết vẫn diễn biến khá bất thường, hiện nay huyện Lâm Bình đang tiếp tục huy động, vận động sự chung tay vào cuộc của các cấp ngành, của các doanh nghiệp và của cả động đồng thực hiện các giải pháp phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện cả các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp và cá nhân nếu không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn. Với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống của các lực lượng PCTT trên địa bàn với phương châm “4 tại chỗ”, công tác PCTT của huyện Lâm Bình sẽ phát huy hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về tài sản và tính mạng của người dân./.

Chí Cường

Tin cùng chuyên mục