Thủ tục Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật

Trình tự thực hiện
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 lập hồ sơ gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật huyện.
Cách thức thực hiện
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ
01 bộ:
- Công văn đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản khoản 2 Điều 4 của Thông tư 10/2016/TT-BTP;
- Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BTP;
- Các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 10/2016/TT-BTP;
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Đối tượng thực hiện
Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Cơ quan thực hiện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật huyện.
Kết quả thực hiện
Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Lệ phí

Không

Mẫu đơn

Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BTP.

Tải về

Yêu cầu
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân;
- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ pháp lý
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.